Hội thảo quốc tế “Phục hồi rừng có sự giám sát của địa phương – LoCoFoRest”

29 tháng 3, 2024
Từ ngày 6 đến ngày 11 tháng 3 năm 2024, Trường Đại học Lâm nghiệp đã phối hợp với Cơ quan Lâm nghiệp Thụy Điển và trường Đại học Nông nghiệp Thụy Điển tổ chức Hội thảo quốc tế “Phục hồi rừng có sứ giám sát của địa phương” do SIDA tài trợ.

Tham dự Hội thảo về phía Thụy Điển có ông Ola Karlman, Bí thư thứ nhất, Trưởng ban Kinh tế, thương mại và Chính trị, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam, Ông Fredrik Silfwerbrand đại diện Cơ quan Lâm nghiệp, Quản lý chương trình LoCoFoRest, Bà Karin Östberg, cố vấn cao cấp chính sách lâm nghiệp, Giáo sư Mats Sandewall, Đại học Khoa học Nông nghiệp; Ông Klas Bengtsson, Quỹ Đổi mới Sinh thái; Bà Malin Lundberg-Ingemarsson, Viện Nước quốc tế Stockholm. Ngoài ra còn có sự tham dự của gần 40 đại biểu thuộc chương trình LoCoFoRest – Phục hồi rừng có sự giám sát của địa phương, đến từ các nước Nepal, Lào, Thái Lan và Việt Nam cùng đại diện các tổ chức quốc tế.

Ông Ola Karlman, Trưởng ban Kinh tế, thương mại và Chính trị, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam phát biểu

Về phía Trường Đại học Lâm nghiệp có sự tham gia của PGS. TS. Phùng Văn Khoa, Phó hiệu trưởng, đại diện lãnh đạo các đơn vị cùng các giảng viên, nhà khoa học và sinh viên chương trình tiên tiến ngành Quản lý Tài nguyên thiên nhiên.

Phát biểu tại Hội thảo – PGS.TS. Phùng Văn Khoa Phó Hiệu trưởng đánh giá cao chương trình Phục hồi rừng có sự giám sát của địa phương, đồng thời nhấn mạnh rừng đóng một vai trò quan trọng đối với kinh tế và môi trường. Rừng được quản lý tốt là chìa khóa để giải quyết các thách thức toàn cầu như thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và khủng hoảng nước. PGS cũng cảm ơn dự án đã hỗ trợ đào tạo cho cán bộ VNUF học tập tại Thụy Điển.

Dưới sự điều phối của GS.TS. Hoàng Văn Sâm và Bà Karin Östberg cố vấn cao cấp về chính sách lâm nghiệp Thụy Điển Hội thảo đã được nghe nhiều bài trình bày về các vấn đề về Trồng rừng và Tái trồng rừng ở Việt Nam – chính sách và bài học kinh nghiệm; tổng hợp về các hoạt động chương trình LoCoFoRest trong gần 5 năm qua; Khởi nghiệp và phục hồi cảnh quan cho nền kinh tế sinh học; Phục hồi rừng và cảnh quan thông minh bằng nước; Động lực mở rộng trồng rừng và tác động đến xã hội và quản lý rừng ở địa phương; Thay đổi tư duy để thành công trong việc phục hồi rừng và Hỗ trợ quản trị lâm nghiệp.

Ông Fredrik Silfwerbrand Quản lý chương trình LoCoFoRest trình bày báo cáo

Tại Hội thảo khởi động Ngài Ola Karlman, Bí thư thứ nhất, Trưởng ban Kinh tế, thương mại và Chính trị, Đại sứ quán Thụy Điển đánh giá cao chương trình LoCoFoRest là rất phù hợp với những nỗ lực của Chính phủ Thụy Điển nhằm hỗ trợ Việt Nam trong thời gian qua và hy vọng chương trình sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng thêm trong nhiều năm tới.

Bà Karin Östberg cố vấn cao cấp về chính sách lâm nghiệp Thụy Điển

Trong chương trình Hội thảo các đại biểu đi thực tế tại Quảng Ninh làm việc với công ty LEC Energy, tham quan mô hình rừng Keo nguyên liệu chu kỳ 10 năm cho sản xuất dăm và gỗ xẻ, mô hình trồng rừng gỗ lớn cây bản địa Thông, Lim xanh, Giổi xanh, Lát hoa, thăm nhà máy dăm gỗ của công ty LEC Energy; Thăm quan mô hình trồng Dó Vân Nam thuộc "Dự án thay đổi" do TS. Phùng Thị Tuyến và TS. Phùng Trung Thanh của trường Đại học Lâm nghiệp để xuất; Dự án gây trồng giống sú, vẹt để phát triển rừng ngập mặn tại Vân Đồn, Quảng Ninh và các giá trị các bon xanh do TS Vũ Xuân Trường đề xuất.

Giáo sư Mats Sandewall, Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển

Chương trình Hội thảo đã thành công tốt đẹp mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai, đồng thời góp phần nâng cao năng lực cán bộ và bảo tồn hệ sinh thái rừng.

Một số hình ảnh Hội thảo


Chia sẻ